Khi đi sắm một món đồ nội thất mới, dù biết rằng mình cần cụ thể một bộ salon, cái bàn ăn hay chiếc ghế tựa... nhưng chỉ có thế thì chưa đủ. Với một chiếc ghế theo phong cách châu Âu cổ kính, không thể để trong căn phòng đang trang trí kiểu Á Đông.

go%201.jpg go%202.jpg
go%203.jpg go%204.jpg

Tính toán về công năng, nhu cầu sử dụng khi chọn đồ nội thất

Bất cứ cái gì được thiết kế đều phải có một công năng, một mục tiêu sử dụng. Dù mục tiêu đó là chủ động hay thụ động, cũng phải nhằm vào một nhu cầu nào đó. Ngay cả khi mục tiêu đó chỉ nhằm lấp vào một khoảng trống thì đó cũng là công năng của vật dụng. Nhà thiết kế nội thất phải xác định mục tiêu chính xác của mình, cần làm một cái tủ để cất giữ vật gì, được đặt ở đâu, nó phải phù hợp với phong cách nào...

Ngoài ra, bạn cần phải trả lời các câu hỏi: Vật này sử dụng làm gì (công năng), được làm theo kích thước nào (tỷ lệ), ai sẽ sử dụng nó (đối tượng tiêu dùng), nó sẽ được đặt ở đâu (khung cảnh không gian), nó trông sẽ ra sao (phong cách), và nó nên tạo ra tác động như thế nào cho người cảm nhận (hài hòa hay tương phản...)

Tiên liệu về hình thức đồ gỗ nội thất

Nhà thiết kế biết rằng, bất cứ món đồ gỗ nội thất nào được làm ra đều là một hình khối ba chiều và sẽ chiếm một chỗ trong không gian. Hình thức của nó sẽ phải đạt một loạt các mục tiêu về công năng và thẩm mỹ, bao gồm cả sự phù hợp của nó đối với mục tiêu đề ra, đối với không gian mà nó chiếm cứ và sự tương thích về kích cỡ với các vật dụng xung quanh (nó là vật chính hay chỉ là vật nhấn, nó gây hưng phấn hay thư giãn, nó uy hiếp hay thân tình…).

Cần nhớ rằng trong một không gian khi có hay không có đồ vật đều tạo ra một hình dáng, cho nên một khoảng trống cũng là một hình ảnh, phần trống dưới bốn chân bàn, khoảng trống dưới bàn... cũng được xem như một yếu tố của thiết kế. Bất cứ đồ vật nào cũng sẽ được đặt trong một khung cảnh sống với nhiều đồ vật khác và cách sắp xếp đã có từ trước. Vậy thì hình thức hay phong cách nào là thích hợp nhất trong khung cảnh ấy? Bạn thích đồ vật được cảm nhận như thế nào: hài hòa hay tương phản với khung cảnh? Khống chế hay hòa tan vào khung cảnh? Trộn lẫn hay tồn tại song song với khung cảnh?

Xác định phong cách của đồ gỗ nội thất

Bất cứ nhà thiết kế nào cũng ít nhiều yêu mến và bị ảnh hưởng bởi các trào lưu, phong cách khác nhau trong lịch sử, nên việc hiểu đồ nội thất này thuộc phong cách nào trong hay đây là một sáng tạo hoàn toàn khác không vay mượn bất cứ gì từ quá khứ... là một điều quan trọng.

10 bước để hiện thực hóa một ý tưởng (với một chiếc bàn)

  1. Nhà thiết kế hình dung ra dáng dấp, hình khối của sản phẩm, các chiều cao, rộng, sâu…
  2. Định hình rõ hơn về các bộ phận, chân bàn, gầm bàn phân chia cân đối hay lệch…
  3. Từ đây chiếc bàn đã có một hình dáng, người ta bắt đầu tính toán nó trong tương quan về kích thước với căn phòng nó sẽ đặt vào
  4. Đi vào chi tiết chân bàn, có chân hay không chân
  5. Đi vào chi tiết các hộc bàn…
  6. Chọn kết cấu bàn làm bằng gỗ nguyên hay ghép, khung xương ra sao…
  7. Từ kết cấu trên quyết định về độ dày của mặt bàn, của vách bàn, tỷ lệ chung ra sao…
  8. Thêm các chi tiết sử dụng và trang trí khác: các ngăn nhỏ tài liệu bên trên, chân bàn hình thành rõ theo mô-típ xác định…
  9. Quyết định về màu sắc, vân gỗ, chi tiết hoàn thiện…
  10. Thêm các chi tiết khác như kiểu tay nắm ngăn kéo… để hoàn tất sản phẩm