Tại sao phải tốn nhiều thời gian xoay sở trong bếp trong khi bạn có thể chơi với con bạn hay dành thời gian quý báu để chăm sóc bản thân và gia đình?

Các quy tắc chung của khu tam giác hiệu quả với không gian bếp

  • Không có cạnh nào của tam giác lớn hơn 2,7m hay nhỏ hơn 1,2m.
  • Cấu trúc hình tam giác không nên để việc đi lại trong nhà hay các kệ tủ chen vào.
  • Chu vi cùa hình tam giác không nên lớn hơn 8m hoặc nhỏ hơn 3,6m

Tam giác hiệu quả với thiết kế kiểu hành lang

khu%20tam%20giac%20trong%20bep%201.jpg

Thiết kế kiểu hành lang hiệu quả đến không ngờ bởi vì bạn có thể di chuyển xung quanh khu vực trung tâm bếp chỉ một vài bước chân. Nhược điểm của kiểu này là tủ cất giữ đồ bị hạn chế (ít không gian cất giữ đồ) và người đi ngang qua lại vướng chân đầu bếp.

khu%20tam%20giac%20trong%20bep%202.jpg

Tam giác hiệu quả trong thiết kế hình bán đảo

Thiết kế hình bán đảo đưa ra một không gian mở, không gian bếp này kết hợp giữa bếp và bàn ăn. Cách sắp xếp này giúp gia đình bạn gần nhau hơn bằng cách tạo khoảng không gian chung nhiều hơn.

khu%20tam%20giac%20trong%20bep%203.jpg

Tam giác hiệu quả trong thiết kế hình chữ L

Gian nhà bếp có thiết kế hình chữ L là một trong những dạng phổ biến nhất. Cấu trúc hình chữ L của tủ bếp giúp cho gian nhà bếp không bị xen ngang giữa việc đi lại trong nhà và có nhiều chỗ bố trí thiết bị bếp. Bằng cách nối dài thêm phần L, bạn sẽ có thêm nơi lưu giữ đồ và không gian thực hiện công việc nấu nướng.

khu%20tam%20giac%20trong%20bep%204.jpg

khu%20tam%20giac%20trong%20bep%205.jpg

Thiết kế hình chữ U

khu%20tam%20giac%20trong%20bep%206.jpg

Nhà bếp có thiết kế hình chữ U là kiểu thiết kế bao quanh bạn 3 mặt với tủ để đồ, bàn làm bếp và các thiết bị bếp. Nếu hình chữ “U” đủ lớn, bạn có thể đặt thêm bàn bếp đảo ở trung tâm.

khu%20tam%20giac%20trong%20bep%207.jpg