Hai tay bạn bận bưng bê chồng chén đĩa chẳng hạn, chỉ cần bạn lắc khẽ cái mông vào hộc tủ kệ hay dùng chân, đầu gối cũng vậy – tức thì có một “bàn tay” bên trong đẩy hộc kéo ra cho bạn bỏ chén đĩa vào. Đó là một trong những tiện ích cho người nội trợ từ bên trong kệ bếp.

Công năng tủ bếp hiện đại

Kiểu dáng, sắc diện của kệ bếp và tủ treo có nhiều dạng, từ hiện đại sang trọng cho đến đường nét và chất liệu cổ điển. Từ đó, có nhiều sự chọn lựa cho gia chủ, theo ý thích và sự tương hợp với không gian nhà bếp. Trước đây, bên trong những kệ và tủ treo của bếp thường chỉ phân chia những ngăn để đựng các vật dụng nhà bếp với các cánh cửa “đậy” bên ngoài. Lối chế tác này cũng gọn nhưng vẫn thiếu những tiện ích thực sự và công năng sử dụng còn bị hạn chế. Bởi người nội trợ nhiều khi phải tốn nhiều công sức cúi xuống, quỳ xuống hay phải chồm vào để tìm lấy một vật dụng nào đó bên trong bếp. Giải pháp với những thiết bị phụ kiện mới như tay đẩy, hộc kéo có ray trượt, ray hộp, bản lề, tay nâng giảm chấn, khay xoay ở các góc bếp.. đã khắc phục được những nhược điểm nêu trên; tạo công năng sử dụng tiện ích và mang lại độ bền lâu cho tủ bếp.

Tay đẩy và ray trượt trong tủ bếp

Tay đẩy – một thiết bị sử dụng nguồn điện 12V gắn phía sau những hộc kéo, khi có một tác động nhẹ lên mặt hộc, lập tức tay đẩy đưa hộc kéo ra. Nếu thiết kế năm hay mười tay đẩy cho năm hay mười hộc kéo thì cũng chỉ cần một hộp hệ thống xử lý cho tất cả; và hộc khi đó không cần gắn tay nắm. Cũng ứng dụng cho việc đóng mở với một “cái chạm” nhẹ nhàng có nêm cửa loại nhấn (không dùng điện) gắn trong cánh cửa hay hộc kéo tủ bếp – chỉ cần nhấn nhẹ cửa sẽ bung ra.Xu hướng hiện nay các hộc kéo, ngăn tủ kệ bếp, tủ đứng bếp đều dùng các loại ray trượt như một phụ kiện để tạo sự dịch chuyển nhẹ nhàng dù bên trong chứa đồ nặng vài chục ký. Ví dụ, bình gas, mỗi lần thay chỉ việc kéo nhẹ là khay trượt sẽ đưa bình ra một cách nhẹ nhàng. Có nhiều loại ray như ray bánh xe, ray bi, ray âm hay ray hộp với sức chịu lực từ 25 ký cho đến 80 ký. Và cũng tuỳ thiếtkế loại ray bên trong mà cho phép độ mở hộc kéo toàn phần 100% hay 3/4chiều sâu hộc; khi đó bạn dễ dàng tìm lấy hay cất vật dụng – tận dụng tối đa không gian các dạng tủ bếp. Ray trượt thiết kế liên hoàn với các khay, rổ inox có khả năng đưa nguyên một tủ đựng thức ăn, đồ dùng... “lộ thiên” chỉ bằng việc kéo cửa tủ ra; không phải ngó chồm vào trong từng ngăn hay từng khay. Thùng rác đặt dưới bồn rửa cũng vậy, mở cánh cửa là thùng rác bật theo ra ngoài và nắp mở sẵn, không phải chồm vào trong; đóng cửa – thùng rác “chui” vào kệ lại và nắp đóng lại.

BX1.jpg

Trên cánh cửa tủ bếp cũng có rổ inox đựng thực phẩm và mở ra nhẹ nhàng nhờ hệ thống ray trượt.

Tay nâng và phụ kiện

Với tủ treo trên kệ bếp, để đóng – mở có thiết bị tay nâng “trợ giúp” bật cánh cửa lên hay khép cánh lại nhẹ nhàng. Có bốn loại tay nâng cho bốn cách đẩy cửa: nâng cho hai cánh cửa tủ xếp lại; nâng cho một cánh cửa tủ lên thẳng đứng song song với mặt tủ; nâng đẩy cánh tủ lên xéo phía trên tủ; và nâng đẩy cánh cửa mở lên 90 độ. Tuỳ theo không gian nhà bếp để có thể chọn cách nâng cửa thích hợp và dù cách nâng nào thì vẫn thấy rõ các vật dụng chứa đựng bên trong tủ treo.Với các không gian ở kệ bếp khép góc, thường vị trí này hay cất giữ những vật dụng ít dùng đến – làm như cái kho vì “hốc” này phải chồm xuống... cực. Giải pháp mới có những bộ rổ xoay kéo góc kết hợp với ray trượt có thể mang những đồ dùng bên trong rổ lộ ra ngoài khỏi cửa tủ kệ. Hoặc tại vị trí này thiết kế các hộc kéo có ray trượt hình... hoả tiễn, khi đó không gian “éo le” này được tận dụng tối đa để đựng đồ dùng tuỳ thích, chứ nó không còn là góc “chết”.Chức năng của thiết bị nêm giảm chấn của ray trượt, bản lề, tay nâng... cho phép bạn đóng hay mở mạnh tay thì cánh cửa hay hộc kéo của bạn cũng “từ tốn” hoạt động một cách nhẹ nhàng, không gây tiếng động.

BX2.jpg

Tay nâng cửa xếp của tủ treo có độ giảm chấn, dù đóng mở nặng tay thì cửa vẫn không sập mạnh.Riêng bản lề gắn cửa cũng có một loạt loại: bản lề bật, bản lề mở ra với các loại góc từ 60 đến 170 độ, tuỳ vào không gian thiết kế tủ bếp để chọn bản lề có độ mở thích hợp. Những phụ kiện khác trong hộc kéo như khay chia ngăn để có thể đựng muỗng, dao, nĩa... riêng từng nhóm – thuận tiện sử dụng. Hoặc khay đựng dĩa sắp đứng bằng inox hay nhựa cũng tiện ích; hoặc thiết bị đựng dĩa sắp chồng lên nhau, có thể dời khung bưng vừa vặn với cỡ dĩa. Ngoài ra còn hàng loạt các phụ kiện cho nhà bếp khác tiện lợi và gọn gàng như các giá treo đựng giấy, dao, gia vị, cốc; giá có móc, giá có rổ...Các phụ kiện như ray trượt, ray hộp, rổ các loại... muốn ứng dụng vào trong tủ bếp thì tủ cũng phải có những kích thước chuẩn, tương xứng; vì nếu chiều sâu, rộng của tủ quá nhỏ sẽ không tương thích.

BX3.jpg BX4.jpg
Tủ bếp được thiết kế có cả tủ lạnh, lò nướng, lò vi ba... bên trong. Ray trượt tiện dụng để đưa thực phẩm, vật dụng... lộ hẳn ra ngoài 100%, dễ nhận diện khi dùng.
BX6.jpgHệ thống khay trượt tại các góc bếp đưa vật dụng BX5.jpgTrong hộc kéo trượt này có những ngăn, khay chuyên dụng để đựng muỗng nĩa, dao đũa, chén bát...
BX7.jpg BX8.jpg
Khay góc xoay inox tận dụng góc “chết” để đựng vật dụng. Mở cánh cửa tủ kệ, tức thì thùng rác và nắp mở ra.