Trong thiết kế và sản xuất tủ bếp, phổ biến có 3 kiểu tủ bếp cơ bản đó là các loại tủ bếp chữ I, L, Đảo. Mỗi loại bếp phù hợp với một loại không gian, và các loại thiết bị đi kèm. Ngoài 3 dạng tủ cơ bản hiện nay với phòng bếp diện tích đủ lớn khách hàng có thể chọn loại bếp dạng chữ U, chữ G hay dạng Hành lang (hai tủ chạy song song).

1/ Tủ bếp dạng chữ I ( thẳng sát theo tường)

Tủ bếp dạng chữ I thường được thiết kế nằm dọc theo tường đứng, Nó phù hợp cho không gian diện tích hẹp, Nên công năng sử dụng cũng như không gian làm việc ít.Tham khảo thêm: Tủ bếp dạng chữ I

Bep%20hinh%20chu%20I%282%29.png

Có hai loại gỗ chính để làm tủ bếp là gỗ công nghiệp và tự nhiên: Gỗ làm tủ bếp

Các phụ kiện, Thiết bị cho bếp dạng chữ I:

- Giá để đồ khô đa tầng ( khu vực lưu trữ thực phẩm).

- Ray trượt ngăn kéo: + Ray kéo âm ½, ¾ , ray âm toàn phần có mút êm, giảm chấn.

+ Ray âm điện

+ Ray bi ( ray thường).

- Tay co: ( Tay nắm), bản lề, giảm chấn (nút êm).

- Ray trượt bình gas: ( Tiện dụng khi thay gas).

- Thùng rác: ( lắp dưới khoang chậu rửa ).

- Thùng gạo: ( Thường để khoang riêng, tiện dụng, vệ sinh gần vị trí chậu rửa).

- Giá dao thớt: ( Lắp đặt khoang riêng thường ở vị trí chậu rửa)

- Giá bát đĩa: ( Lắp đặt cho khoang để bát đĩa, phần tủ bếp trên của khoang chậu rửa).

- Tây nâng: ( Áp dụng cho cánh lật, Khoang tủ bếp trên có thể mở ở các độ cao khách nhau phù hợp với người sử dụng, tạo sự thoải mái dễ dàng khi thao tác).

- Thanh chống pittong: ( Áp dụng cho khoang cánh mở, khi mở cánh tủ pittong sẽ đẩy cánh tủ trên, giá thành rẻ hơn tay nâng nên thường được thay thế khi có sự lựa chọn về mặt tài chính).

- Khay chia: ( Áp dụng cho khoang ngăn kéo để các vật dụng chế biến, được chia theo từng ngăn ô tạo sự ngăn lắp, gọn gàng, vệ sinh cho các vật dụng nhà bếp

- Bếp Gas: Tùy theo diện tích có thể chọn loại bếp 60cm – 70cm hay 80cm, cũng có thể chọn bếp âm điện, bếp âm từ thay thế bếp gas.

- Hút mùi: Áp dụng cho loại bếp chữ I có các loại hút mùi như: hút mùi treo tường ( dạng ống khói), hút mùi âm tủ, hút mùi cổ điển. Tùy theo không gian và diện tích, giá tiền, để chọn loại hút mùi phù hợp.

tubep.jpg

- Chậu rửa: Tùy theo diện tích, nhu cầu sử dụng có thể chọn loại 1 hố hay 2 hố, có bàn soạn hay không hoặc chậu góc, thẳng…

- Vòi rửa: Hiện nay vòi rửa thường là vòi chậu, không lắp dạng vòi tường theo kiểu xưa. Có nhiều loại vòi để lựa chọn tùy theo yêu cầu như độ cao, tính năng ( dây rút, gật gù…)

+ Phụ kiện thiết bị khác ( nếu có):

- Máy lọc nước ( lắp đặt dưới khoang chậu rửa).

- Máy bơm ( lắp đặt dưới khoang chậu rửa).

- Bình xịt xà phòng ( lắp thêm trên chậu rửa).

+ Vật liệu:

- Đá bàn bếp: Đá bàn bếp thường được sử dụng hai loại đá chính là đá tự nhiên và nhân tạo, Mầu sắc có thể lựa chọn theo sở thích hoặc theo tư vấn của chuyên gia thiết kế.

- Kính ốp tủ bếp: Thường được ốp phần giữa của tủ bếp trên và dưới, Thay thế cho gạch đá, có tính năng dễ lau chùi, không bám bẩn, nhiều mầu sắc để lựa chọn cũng như tính thẩm mỹ cao.

tubep1.jpg

 

2/ Tủ bếp dạng chữ L

 

 

Bep%20hinh%20chu%20L(1).png

 

Tủ bếp dạng chữ L tạo ra một không gian thoải mái cho việc đi lại cũng như chỗ ngồi khi chúng ta sử dụng nhà bếp, ngoài ra nó có một góc vuông nối giữa hai phần tủ, trước đây phần nối này thường được gọi là góc chết ( vì không tận dụng được gì tại góc này) ngày nay chính góc vuông này đã tạo ra cho chúng ta rất nhiều không gian lưu trữ tiềm năng, khi chúng ta thiết kế với giá góc liên hoàn linh hoạt tại vị trí này hoặc nhỏ hơn có thể dùng mâm xoay.

- Cũng giống như tủ bếp chữ I ( tủ tường) về các thiết bị và phụ kiện kèm theo nó thì tủ bếp chữ L chúng ta có thể tăng công năng sử dụng bằng việc lắp thêm phụ kiện sau:

+ Giá góc liên hoàn: Áp dụng cho góc vuông với bếp chữ L, Có hai loại giá góc, giá góc mở cánh phải hoặc cánh trái và các mức giá đề lựa chọn phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng khách hàng. Với phụ kiện tiện lợi này cúng ta có thể để các vật dụng như ( nồi, xoong, chảo, hoặc đồ nấu ít dùng…).

+ Mâm xoay: Áp dụng cho góc nối với bếp hình chữ L, Khi chúng ta không lựa chọn giá góc liên hoàn, có mức giá rẻ hơn nhưng công năng sử sụng không cao bằng như giá góc liên hoàn, có các loại mâm xoay như mâm xoay ½, ¾ , tùy theo nhu cầu, mức giá để ta lựa chọn cho phù hợp.

Tham khảo thêm: Cấu tạo chi tiết dạng tủ bếp L.

tu%20bep%20L.jpg

 

3/ Tủ bếp đảo

 

 

Bep%20dao(1).png

 

Với tủ bếp đảo thì chúng ta cần một không gian bếp đủ rộng, nếu chúng ta có đủ không gian thì bếp đảo là sự lựa chọn hoàn hảo, nó tạo ra một không gian mở và cho người dùng có thể tiếp cận hoặc sử dụng từ các hướng. Thông thường khu vực nấu hoặc khu vực chuẩn bị được đặt ở vị trí đảo, khi khu vực chuẩn bị được đặt ở đây ta có thể đặt thêm chậu rửa để rút ngắn khoảng cách hoạt động khi chế biến, còn nếu đặt vị trí bếp nấu tại khu vực này chúng ta phải dùng hút mùi đảo treo thả từ trần bếp xuống thẳng vị trí của bếp nấu.

- Cũng giống như tủ bếp chữ IL về các thiết bị, phụ kiện đi kèm nhưng với tủ bếp đảo có một chút khác biệt là nó có thể có hoặc không có giá góc liên hoàn, mâm xoay tùy theo thiết kế và nhu cầu sử dụng của chúng ta. Nếu vị trí đảo ta đặt bếp nấu thì hút mùi chúng ta phải sử dụng máy hút mùi đảo được treo thả từ trên trần xuống.

Tham khảo thêm tủ bếp đảo Cấu tạo chi tiết tủ bếp đảo .

tu%20bep%20dao.jpg

 

Tìm hiểu thêm về tủ bếp qua các bài viết:

+ 5 yếu tố quyết định giá thành của bộ tủ bếp+ Lựa chọn thiết kế tủ bếp phù hợp + Quy trình thiết kế và sản xuất nội thất+ Năm khu vực chính của tủ bếp hiện đại+ Tủ bếp dạng chữ I+ Tủ bếp hai hàng song song